Canada, từ lâu đã được ca ngợi vì lập trường chào đón nhập cư và chăm sóc sức khỏe toàn dân, đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngày càng gia tăng.
Hàng nghìn người di cư đang mất tư cách lao động hợp pháp do sự chậm trễ chưa từng có trong quá trình xử lý gia hạn giấy phép lao động.
Khi lượng đơn tồn đọng ngày càng tăng và các quy định về nhập cư thay đổi, các gia rơi vào tình trạng bấp bênh—không thể làm việc, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc đảm bảo một tương lai ổn định.
Bức tranh của cuộc khủng hoảng di cư Canada: Một giấc mơ bị trì hoãn
Đối với nhiều người di cư, Canada đại diện cho cơ hội—một cơ hội để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn thông qua sự chăm chỉ và quyết tâm.
Tuy nhiên, sự chậm trễ kéo dài trong việc gia hạn giấy phép lao động đang phá vỡ những giấc mơ này.
Những người di cư mà đã nộp thuế và đóng góp cho xã hội Canada hiện không thể làm việc hợp pháp, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc cho con em mình đi học.
Gánh nặng về mặt tâm lý và tài chính là rất lớn, với một số gia đình phải đối mặt với những lựa chọn không thể: trở về quê hương, làm việc bất hợp pháp hoặc trở thành con mồi của những người chủ bóc lột.
Trên khắp Canada, những người di cư đang phải vật lộn với nhiều thách thức tương tự khi thời gian xử lý các giấy tờ nhập cư quan trọng tăng gấp ba lần, khiến các gia đình rơi vào tình trạng bấp bênh về mặt pháp lý.
Tại sao giấy phép lao động lại bị trì hoãn?
Gốc rễ của cuộc khủng hoảng nằm ở sự gia tăng đột biến của các đơn đăng ký, chính sách nhập cư thay đổi và tình trạng kém hiệu quả của bộ máy hành chính.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Phát triển Xã hội và Việc làm Canada (ESDC), thời gian xử lý LMIA - bắt buộc đối với hầu hết lao động nước ngoài tạm thời - đã tăng vọt từ 58 ngày làm việc vào tháng 9 năm 2023 lên 165 ngày làm việc vào tháng 3 năm 2025.
Một số người nộp đơn đã phải chờ hơn một năm mà không nhận được phản hồi.
Các yếu tố chính dẫn đến tình trạng tồn đọng
Số lượng đơn tăng đột biến
Số lượng người di cư nộp đơn xin giấy phép lao động trong Canada đã tăng đáng kể so với những năm trước.
ESDC cho rằng điều này là do nhu cầu tăng cao đối với Chương trình Người lao động nước ngoài tạm thời (TFWP), đặc biệt là từ những người muốn xin thường trú.
Thay đổi Quy định về Nhập cư
Các chính sách nhập cư của Canada đang thay đổi.
Để ứng phó với những lo ngại của công chúng về các dịch vụ công đang quá tải, chính phủ đã siết các quy định và đưa ra các hạn mức về nhập cư.
Những thay đổi này đã gây ra sự nhầm lẫn và tăng cường giám sát các đơn xin, làm chậm thời gian xử lý.
Quá tải thủ tục hành chính
Service Canada, đơn vị chịu trách nhiệm xử lý LMIA, đang quá tải.
Một email nội bộ cho biết tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2025, cơ quan này vẫn đang xử lý các đơn đã nộp một năm trước đó.
Chính sách không phù hợp
Mặc dù Bộ Di trú, Người tị nạn và Quyền công dân Canada (IRCC) tuyên bố rằng người di cư có thể làm việc trong khi đơn của họ đang được xử lý, nhưng điều này phụ thuộc vào việc có LMIA trong vòng 60 ngày kể từ khi nộp đơn xin gia hạn giấy phép lao động—một mốc thời gian mà hiện nay nhiều người không thể đáp ứng được.
Chuyên gia tư vấn về di trú Kanwar Sierah, người đã làm việc với hàng chục gia đình bị ảnh hưởng, đã mô tả tình hình này là chưa từng có.
"Lần đầu tiên chúng tôi thấy tình trạng tồn đọng đơn hơn một năm", ông cho biết.
"Mọi người đang mất tư cách làm veeicj và một số người buộc phải làm việc chui hoặc dựa vào lời khuyên tồi tệ từ những kẻ vô đạo đức".
Bối cảnh rộng hơn: Sự thay đổi về di trú của Canada
Hệ thống di trú của Canada từ lâu đã là một mô hình toàn cầu, cân bằng giữa nhu cầu kinh tế với các giá trị nhân đạo.
Tuy nhiên, những năm gần đây đã chứng kiến một sự thay đổi.
Sự thất vọng của công chúng về tình trạng thiếu nhà ở, thời gian chờ đợi chăm sóc sức khỏe và cạnh tranh việc làm đã thúc đẩy các lời kêu gọi hạn chế nhập cư.
Người di cư, từng được chào đón như một yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế, ngày càng bị đổ lỗi cho các vấn đề mang tính hệ thống.
Để ứng phó, chính quyền Tự do được lãnh đạo bởi Thủ tướng Mark Carney đã cam kết hạn chế mức nhập cư trước cuộc bầu cử ngày 28 tháng 4 năm 2025.
Chính quyền đặt mục tiêu giảm số người di cư bằng cách khuyến khích người dân tự nguyện rời đi, nhưng chiến lược này phụ thuộc vào việc người di cư mất tư cách và rời đi—một quá trình mà những người chỉ trích gọi là vô nhân đạo.
Cam kết trước đó của chính quyền về việc hợp pháp hóa những người di cư không có giấy tờ cũng đã bị trì hoãn.
Ban đầu, Đảng Tự do cam kết cấp tư cách cho những cá nhân không có giấy tờ, đặc biệt là những người trong các lĩnh vực thiết yếu như chăm sóc sức khỏe và xây dựng.
Tuy nhiên, kế hoạch đã bị thu hẹp thành một chương trình hạn chế, khiến nhiều người không có con đường ổn định.
Hậu quả của việc mất tư cách cư trú
Mất tư cách làm việc hợp pháp tại Canada có những tác động sâu rộng:
Tác động kinh tế: Những người di cư không thể làm việc hợp pháp thường chuyển sang làm việc chui, nơi họ phải đối mặt với tình trạng bóc lột và điều kiện không an toàn. Điều này cũng làm mất nguồn thu thuế của chính phủ.
Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe: Không có tư cách cư trú, người di cư sẽ mất quyền tiếp cận hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân của Canada, buộc họ phải tự trả tiền túi cho dịch vụ chăm sóc y tế hoặc tránh điều trị hoàn toàn.
Rào cản giáo dục: Trẻ em trong các gia đình bị ảnh hưởng thường không thể đến trường, làm gián đoạn việc học tập và hòa nhập của chúng.
Tác động đến sức khỏe tâm thần: Sự bất ổn và căng thẳng về tài chính gây ra tổn thất nặng nề về mặt cảm xúc, với nhiều người di cư báo cáo về tình trạng lo lắng, trầm cảm và tuyệt vọng.
Gia tăng số người không có giấy tờ: Số người không có giấy tờ của Canada, ước tính lên tới hàng trăm nghìn người, đang gia tăng khi ngày càng nhiều người di cư mất tư cách cư trú. Sống không có giấy tờ là một thách thức ở Canada, nơi các dịch vụ gắn chặt với tư cách pháp lý.
Những gì đang được thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng?
Chính phủ Canada thừa nhận tình trạng đơn tồn đọng nhưng đã đưa ra các giải pháp hạn chế.
ESDC dự đoán thời gian xử lý sẽ được cải thiện trong vòng sáu tháng, dựa vào các nỗ lực hợp lý hóa hoạt động.
Tuy nhiên, nếu không có dữ liệu cụ thể về các đơn đang chờ xử lý hoặc kế hoạch rõ ràng để giải quyết tình trạng tồn đọng, thì sự hoài nghi vẫn còn.
Những người ủng hộ nhập cư đang kêu gọi cải cách khẩn cấp:
Tự động gia hạn giấy phép lao động: Cho phép người di cư tiếp tục làm việc trong khi đơn của họ đang được xử lý, bất kể sự chậm trễ của LMIA.
Tăng năng lực xử lý: Tuyển thêm nhân sự và đầu tư vào công nghệ để xử lý lượng đơn lớn.
Làm rõ các quy định: Đơn giản hóa và ổn định các chính sách nhập cư để giảm sự nhầm lẫn và chậm trễ.
Mở nhiều con đường cư trú: Mở rộng các chương trình hợp pháp hóa cho những người di cư không có giấy tờ, đặc biệt là những người đóng góp cho các lĩnh vực thiết yếu.
Đề xuất giới hạn nhập cư của Thủ tướng Carney đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều.
Những người ủng hộ cho rằng cần phải giảm bớt áp lực lên các dịch vụ công, trong khi những người chỉ trích cảnh báo rằng đề xuất này có nguy cơ khiến những người lao động có tay nghề xa lánh và gây tổn hại đến danh tiếng của Canada là một quốc gia thân thiện với người di cư.
Nguồn tin: immigrationnewscanada.ca
© Bản tiếng Việt của thecanada.life