Để sử dụng TheCanada.life, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

Loader

Canada từ chối số lượng kỷ lục về thị thực du học, làm việc và du khách trong năm 2024

Canada, từ lâu được ca ngợi là ngọn hải đăng cho sinh viên, người lao động và du khách quốc tế, đã có bước ngoặt lớn trong chính sách nhập cư của mình.

Năm 2024, đất nước này đã từ chối 2.359.157 đơn xin thường trú tạm thời, chiếm kỷ lục 50% trong tổng số đơn nộp, tăng so với mức 35% của năm trước đó.

Sự thay đổi lớn này, được thúc đẩy bởi các quy định chặt chẽ hơn về thị thực, đã gây chấn động trong cộng đồng người nộp đơn trên toàn thế giới, với thị thực du lịch, giấy phép du học và giấy phép lao động đều phải đối mặt với sự giám sát khắc khe chưa từng có.

Sau đây là cái nhìn sâu hơn về lý do tại sao Canada lại đóng sầm cánh cửa, tác động của nó đối với những người di cư đầy hy vọng và cách nó định hình lại hình ảnh toàn cầu của quốc gia.

Một làn sóng từ chối phá kỷ lục

Theo dữ liệu, Cơ quan Di trú, Người tị nạn và Quyền công dân Canada (IRCC) đã từ chối 2,36 triệu đơn xin thường trú tạm thời vào năm 2024.

Đây là tỷ lệ từ chối cao nhất kể từ trước đại dịch COVID-19 vào năm 2019. Con số này thể hiện mức tăng 15% so với năm 2023, khi 1,85 triệu—hay 35%—đơn xin bị từ chối.

Các thị thực bị từ chối bao gồm ba loại chính: thị thực du lịch, giấy phép du học và giấy phép lao động, mỗi loại phản ánh những thay đổi chính sách riêng biệt và áp lực của xã hội.

Thị thực du khách: Có tới 1,95 triệu đơn, hay 54%, đã bị từ chối vào năm 2024, tăng từ 40% vào năm 2023—tăng 14%.

Giấy phép du học: 290.317 sinh viên quốc tế đầy triển vọng, hay 52%, đã bị từ chối, so với 38% của năm trước, cũng tăng 14%.

Giấy phép lao động: 115.549 đơn xin, hay 22%, đã bị từ chối, giảm nhẹ so với mức 23% vào năm 2023.

Sự gia tăng đột biến trong số lượng đơn xin từ chối này phù hợp với chiến lược rộng hơn của chính phủ nhằm giảm tỷ lệ cư dân tạm thời từ 6,5% xuống 5% dân số Canada vào năm 2026, như IRCC đã công bố vào tháng 3 năm 2024.

Nhưng động lực chính thúc đẩy việc này là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến những người mơ ước về tương lai của Canada?

Lý do từ chối tăng lên

1. Kiểm soát dân số và quá tải hệ thống an sinh xã hội

Dân số Canada tăng vọt trong những năm gần đây, do dòng người tạm trú đổ về sau đại dịch.

Đến năm 2023, số người tạm trú chiếm 6,5% dân số, gây quá tải cho nhà ở, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ công.

Để ứng phó, chính phủ đã công bố kế hoạch giảm con số này xuống còn 5% vào năm 2026, như được nêu chi tiết trong thông cáo báo chí của IRCC về các chương trình cư trú tạm thời.

Sự gia tăng số lượng đơn bị từ chối vào năm 2024 là kết quả trực tiếp của chính sách này.

Thị thực du lịch, thường được coi là phương án dự phòng đầy tiềm năng để ở lại, cũng phải đối mặt với mức cắt giảm khắc nghiệt nhất, với tỷ lệ từ chối 54% phản ánh sự giám sát chặt chẽ hơn đối với ý định rời đi của người nộp đơn.

Trong khi đó, giấy phép du học có tỷ lệ từ chối 52% khi chính phủ siết các quy định để hạn chế tình trạng lợi dụng trong Chương trình dành cho sinh viên quốc tế.

2. Cải cách Chương trình dành cho sinh viên quốc tế

Sinh viên quốc tế đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cải cách nhằm ổn định lĩnh vực giáo dục của Canada.

Vào năm 2024, IRCC đã đặt ra mức trần khoảng 360.000 giấy phép du học mới—một động thái có chủ đích nhằm quản lý sự tăng trưởng sau nhiều năm mở rộng không kiểm soát.

Cùng với mức trần này là các tiêu chí đủ điều kiện chặt chẽ hơn:

Khung các tổ chức được công nhận: Bắt đầu từ năm 2024, chỉ các tổ chức giáo dục được chỉ định (DLI) đáp ứng các tiêu chuẩn cao về hỗ trợ và kết quả của sinh viên mới đủ điều kiện để được xử lý ưu tiên, khiến các trường cao đẳng ít được biết đến bị bỏ lại phía sau.

Xử lý gian lận: Một quy trình xác minh Thư chấp nhận (LOA) mới, được triển khai vào cuối năm 2023, đã xác định được gần 9.000 đơn đăng ký gian lận vào tháng 4 năm 2024, dẫn đến tình trạng từ chối nhiều hơn.

Rào cản tài chính: Các yêu cầu về chi phí sinh hoạt được cập nhật, gắn liền với ngưỡng thu nhập tối thiểu (LICO) của cơ quan Thống kê Canada, yêu cầu bằng chứng về khả năng tài chính an toàn hơn, khiến nhiều ứng viên không đáp ứng nổi.

Những thay đổi này đã đẩy tỷ lệ từ chối cấp giấy phép du học từ 38% vào năm 2023 lên 52% vào năm 2024, làm gián đoạn kế hoạch của hàng nghìn sinh viên đang nhắm đến các trường đại học và cao đẳng hàng đầu của Canada.

3. Kiểm tra thị thực du lịch

Tỷ lệ từ chối cấp thị thực du lịch tăng vọt lên 54% vào năm 2024, tăng từ 40% của năm trước, khi các quan chức tăng cường nỗ lực ngăn chặn tình trạng lưu trú quá hạn.

Các lý do từ chối phổ biến bao gồm không đủ mối quan hệ với quốc gia quê hương—như gia đình hoặc công việc—và mục đích du lịch mơ hồ.

Một báo cáo của Firstpost lưu ý rằng trong một số tháng của năm 2024, số đơn bị từ chối vượt số đơn chấp thuận, một sự đảo ngược hoàn toàn so với lập trường cởi mở theo truyền thống của Canada.

4. Giấy phép lao động: Một sự trái chiều

Không giống như các danh mục khác, tỷ lệ từ chối cấp giấy phép lao động giảm nhẹ từ 23% xuống 22%.

Điều này cho thấy một cách tiếp cận tinh tế, cân bằng nhu cầu kinh tế với kiểm soát nhập cư.

Canada dựa vào lao động nước ngoài để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và xây dựng, và Đánh giá tác động thị trường lao động (LMIA) nghiêm ngặt hơn được đưa ra vào tháng 11 năm 2024 nhằm mục đích nhắm vào các đơn xin cấp thị thực có giá trị thấp trong khi vẫn gữi chân được những nhân tài thiết yếu.

Tác động kinh tế: Con dao hai lưỡi

Việc siết thị thực của Canada gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng, cả tích cực và tiêu cực.

Mặt tích cực: Giảm bớt áp lực về cơ sở hạ tầng

Với việc thu hẹp quy mô cư dân tạm thời, các chuyên gia dự đoán thị trường nhà ở quá tải của Canada sẽ được hỗ trợ.

Theo Công ty thế chấp và nhà ở Canada (CMHC), vào năm 2023, tỷ lệ nhà cho thuê trống đạt mức thấp kỷ lục là 1,5%, khiến giá thuê tăng vọt.

Ít người mới đến hơn có thể ổn định nhu cầu, mặc dù tình trạng chậm trễ trong xây dựng có nghĩa là các giải pháp khắc phục lâu dài vẫn còn khó nắm bắt.

Chăm sóc sức khỏe cũng có thể được hưởng lợi khi thời gian chờ đợi - bị quá tải hơn do tăng trưởng dân số - giảm nhẹ.

Mặt tiêu cực: Nhân tài và du lịch gặp rủi ro

Mặt khác, sức hấp dẫn của Canada như một trung tâm nhân tài toàn cầu đang suy yếu. Theo dữ liệu của IRCC, sinh viên quốc tế đóng góp hơn 22 tỷ đô la Canada cho nền kinh tế hàng năm, hỗ trợ 218.000 việc làm.

Tỷ lệ từ chối 52% đe dọa nguồn doanh thu này, có khả năng làm suy yếu các trường đại học và cao đẳng phụ thuộc vào học phí nước ngoài.

Trong khi đó, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự trong các lĩnh vực quan trọng nếu việc phê duyệt giấy phép lao động bị đình trệ.

Du lịch, một ngành công nghiệp trị giá 102 tỷ đô la Canada trước đại dịch, cũng phải đối mặt với nhiều trở ngại. Việc từ chối thị thực du lịch có thể ngăn cản du khách, làm suy yếu quá trình phục hồi sau COVID của Canada với tư cách là điểm đến hàng đầu.

"Chúng ta đang gửi đi tín hiệu rằng Canada đã đóng cửa kinh doanh", một cố vấn nhập cư được ICEF Monitor trích dẫn cảnh báo.

Khi năm 2025 mở ra, quỹ đạo nhập cư của Canada vẫn chưa chắc chắn. Kế hoạch Mức nhập cư 2025-2027 của IRCC, được công bố vào tháng 10 năm 2024, ám chỉ đến sự kiềm chế liên tục, với mục tiêu cư trú tạm thời vẫn giữ nguyên hoặc giảm.

Tuy nhiên, thực tế kinh tế—thiếu hụt lao động, dân số già hóa—có thể buộc phải hiệu chỉnh lại.

Hiện tại, những người nộp đơn tiềm năng phải đối mặt với chặng đường khó khăn hơn. Các chuyên gia khuyến nghị nên củng cố đơn đăng ký bằng các giấy tờ chắc chắn: chứng minh về tài chính, mối quan hệ gắn bó với quốc gia quê hương và ý định rõ ràng để rời đi sau khi hết thị thực.

Nguồn tin: immigrationnewscanada.ca

© Bản tiếng Việt của thecanada.life

ĐỌC THÊM

  • We accept We accept